Tại Nhật Bản món Sekihan (cơm đậu đỏ) thường được các gia đình phục vụ trên bàn ăn vào các dịp kỷ niệm đặc biệt, bởi màu đỏ thường được xem là có sức mạnh bảo vệ các thành viên trong gia đình khỏi những điều xấu và luôn mang lại may mắn. Ngày nay, hầu hết tất cả mọi người điều ăn Sekihan thường xuyên hơn để cầu nguyện nhiều điều phước lành và may mắn luôn đến với bản thân và tất cà mọi người xung quanh.
Trong giới thiệu sản phẩm này Todayfoods sẽ giới thiệu đến các bạn một chút lịch sử của món Sekihan cũng như các dịp lễ mà món ăn này thường được phục vụ
Đôi nét về món cơm đậu đỏ Sekihan
Lịch sử và nguồn gốc của Sekihan
Sekihan là món cơm được nấu lên từ gạo nếp và đậu đỏ (azuki) đã được luộc. Khi cơm được nấu chín, nó được gọi là sekihan vì gạo đã được nhuộm màu đỏ của đậu đỏ.
Hiện tại, nguyên liệu làm ra cơm đậu đỏ chính là gạo nếp và đậu đỏ, tuy nhiên ngày xưa người ta sử dụng loại gạo có màu đỏ. Gạo đỏ là loại gạo (gạo Indica) du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc trong thời kỳ Jomon, khi nấu chín sẽ có màu giống như O-Sekihan. Vào giữa thời Heian, dựa theo cuốn "Makuranosōshi", thức ăn có nguồn gốc từ gạo đỏ đã được đề cập trong cuốn sách là "Azuki-gayu" (Makuranosōshi, cháo đậu đỏ). Vào thời Muromachi. O-Sekihan được phục vụ trong các lễ kỷ niệm đặc biệt, vào nửa sau của thời kỳ Edo, nó trở nên phổ biến trên bàn ăn của những thường dân vào những ngày lễ thông thường.
Cơm đậu đỏ Sekihan
Tại sao trong dịp tết lại có món Sekihan
Tại Nhật Bản, từ lâu người ta luôn tin rằng màu đỏ có sức mạnh trừ tà và bảo vệ họ tránh khỏi những tai họa. Ngoài ra, vì gạo được xem là thực phẩm cao cấp, nên dường như đã có phong tục nấu và dâng gạo lên cho Chúa hoặc thần linh. Ngoài ra Sekihan còn là một cách để “cầu may mắn” khi gặp phải những sự cố hay khó khăn trong cuộc sống. Hiện nay, O-Sekihan vẫn được ăn trong các dịp lễ hoặc đơn giản là một phần của niềm tin tâm linh của người Nhật Bản.
Cơm đậu đỏ Sekihan thường được thưởng thức trong các dịp đặc biệt, lễ kỷ niệm sau.
- Lễ nhập học và lễ tốt nghiệp, lễ kỷ niệm việc làm, lễ kỷ niệm trưởng thành.
- Lễ " jōtō-shiki" (Joto là để gắn một miếng gỗ gọi là xà gồ (munagi) lên vị trí cao nhất của nóc khi xây dựng công trình. Làm lễ để báo cáo, tạ ơn và cầu mong sự bình an trong quá trình xây dựng cho đến khi hoàn thành và để tòa nhà kiên cố trong thời gian dài.)
- Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 (Kanreki-iwai (還暦祝)
- Kỷ niệm Koki-iwai - 古稀祝い (sinh nhật 70 tuổi)
- Lễ kỷ niệm Kiju-iwai - 喜寿祝い (sinh nhật 77 tuổi)
- Beiju-iwai - 米寿祝い (sinh nhật 88 tuổi)
- Lễ mừng thọ Hakuju-iwai (白寿祝い (99 tuổi) v.v.
- Lễ thắt nơ : Là nghi lễ thắt nơ để cầu mong cho thai nhi tháng thứ 5 thai kỳ được phát triển an toàn.
- Lễ kỷ niệm sinh nhật nói chung.
- Lễ hội đầu tiên ("Sekku" lần đầu tiên khi một em bé được sinh ra * "Sekku" có nghĩa là "sự thay đổi theo mùa")
- Nghi lễ cho việc ăn uống "okuisome" (một nghi lễ được thực hiện vào ngày thứ 100 sau khi đứa trẻ được sinh ra với mong muốn "không gặp khó khăn trong việc ăn uống trong tương lai")
- Shichigosan (bé trai 3 và 5 tuổi, bé gái 3 và 7 tuổi ăn mừng ngày 15 tháng 11 là một ví dụ điển hình)
Những cách chế biến cơm đậu đỏ thêm hấp dẫn
Nếu bạn muốn thưởng thức món ăn này tại nhà, bạn chỉ cần chuẩn bị gạo nếp và đậu đỏ. Nhưng bạn có biết rằng, bạn cũng có thể mua sẵn cơm Sekihan ở các siêu thị hay cửa hàng thực phẩm Nhật Bản không? Sekihan không chỉ là món ăn dành cho các dịp lễ kỹ niệm, mà còn là món ăn đa dạng và tiện lợi. Bạn có thể làm Sekihan thành Onigiri (cơm nắm) cho bữa tối hoặc đóng hộp mang theo cho bữa trưa.