Danh mục sản phẩm

Top 3 công thức nấu mì Ramen tươi chuẩn vị người Nhật

Nguyễn Chí Hiếu
Thứ Năm, 11/01/2024
Nội dung bài viết

Mì ramen tươi là một trong những món ăn đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản, được nhiều người yêu thích bởi hương vị đậm đà, đa dạng và giàu dinh dưỡng. Nếu bạn muốn tự tay làm mì ramen tươi tại nhà, bạn có thể tham khảo top 3 công thức nấu mì ramen tươi chuẩn vị người Nhật dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ có những bữa ăn ngon miệng và đầy sáng tạo với mì ra men tươi.

Cách nấu Tsukemen Ramen

Tsukemen là một món mì ramen trong nền ẩm thực Nhật Bản gồm mỳ ăn sau khi được nhúng vào một bát canh hoặc có thể là nước dùng riêng. Món ăn này được Tokuo Yamagishi, tại một nhà hàng ở Tokyo, Nhật Bản sáng tạo ra vào năm 1961, sau đó nó đã dần dần trở thành một món ăn rất phổ biến tại Tokyo và toàn khắp Nhật Bản. Hôm nay hãy cùng Todayfoods bắt tay vào bếp thực hiện ngay món mì này nhé.

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Mì ramen tươi: 500g
  • Giò heo 700g
  • Thịt heo 350g
  • Xương ống heo 700g
  • Xương gà 150g
  • 3 quả trứng gà
  • Cá bào nhật 50g
  • Nước tương nhật 240ml
  • Rượu Mirin 60ml
  • Rượu Sake nấu ăn 60ml
  • Nấm mối 50g (tùy theo nhu cầu bạn có thể thay bằng loại nấm khác)
  • Nấm hương khô 20g
  • 1 củ gừng (loại lớn)
  • Hành lá 3 nhánh
  • Hành boa rô 8g
  • Hành tây 1 củ
  • Tỏi 3 củ
  • Tiêu hạt 1 muỗng cà phê
  • Muối/ Đường 1 ít

Sơ chế nguyên liệu

  • Gừng khi mua về bạn rửa sạch, để ráo nước rồi sau đó cắt thành từng lát mỏng. Tiếp đến, lột vỏ hành tây, đem rửa sạch lại với nước rồi dùng dao cắt đôi hình múi cau.
  • Rồi sau đó, rửa sạch hành boa rô rồi cắt thành từng khúc nhỏ, dài khoảng 1-2 lóng tay. Cắt 2 củ tỏi làm đôi, củ còn lại bóc vỏ và tách thành các tép nhỏ
  • Đặt một nữa lượng gừng, toàn bộ hành tây, 2 củ tỏi cắt đôi và xương gà lên khay rồi đem nướng trong lò ở nhiệt độ 200 độ C trong 15 - 20 phút cho đến khi chín vàng.
  • Xương heo chần qua nước sôi 1 phút, rửa lại với nước, để ráo nước. Thịt heo ngâm với nước muối pha loãng 15 phút, rửa lại với nước, để ráo nước, thái miếng vừa ăn.
  • Giò heo rửa sạch nhiều lần với nước, để ráo nước, chặt khúc vừa ăn. Hành lá làm sạch rễ, rửa sạch, cắt nhỏ. Nấm mối cắt bỏ gốc, rửa sạch, để ráo nước.

Hầm xương và thịt

  • Cho toàn bộ xương gà đã nướng, giò heo, xương heo và thịt heo vào nồi lớn. Đặt tất cả hành tây, tỏi và gừng đã nướng lên trên các loại thịt và xương. Đổ vào nồi 450ml nước lọc, cho tiếp 1 muỗng cà phê tiêu hạt và 20gr nấm hương.
  • Bắc nồi lên bếp, đun sôi, sau đó giảm lửa và hầm trong khoảng 1 tiếng cho đến khi các loại thịt và xương mềm ngấm, nước canh ngọt thanh. Sau 1 tiếng, mở nắp nồi, cho hành boa rô đã rửa sạch và cắt khúc vào nồi, nấu thêm khoảng 10 phút cho đến khi hành boa rô chín mềm.

Làm trứng gà ngâm tương

  • Cho 240ml nước tương, 60ml rượu mirin, 60gr đường, 100ml nước lọc, 1/2 lượng lát gừng còn lại và các tép tỏi vào nồi. Thêm 60ml rượu sake, khuấy đều, đun sôi, sau đó giảm lửa và nấu nhỏ lửa trong khoảng 15 phút cho đến khi nước tương sệt lại và thơm lừng.
  • Luộc trứng gà trong khoảng 10 phút cho đến khi trứng chín, vớt ra ngâm trong tô đựng nước đá để trứng dễ bóc vỏ và không bị nứt. Bóc vỏ trứng, để riêng.
  • Cho trứng vào hộp đựng thực phẩm, rưới nước tương đã nấu vào hộp, đảm bảo nước tương ngập trứng. Đậy nắp hộp, để trong tủ lạnh ít nhất 4 tiếng hoặc qua đêm để trứng ngấm nước tương.

Làm thịt xá xíu

  • Cho thịt heo đã hầm mềm vào hộp đựng thực phẩm, rưới nước tương đã nấu sệt vào hộp, đảm bảo nước tương ngập thịt.
  • Đậy nắp hộp, để trong tủ lạnh ít nhất 30 phút để thịt ngấm nước tương.
  • Lấy thịt heo ra khỏi hộp, dùng dao sắc cắt thịt thành các miếng nhỏ vừa ăn, để riêng.

Nấu nước dùng

Sử dụng nước hầm xương và thịt trước đó để nấu nước dùng, cho thêm 5 muỗng canh nước tương ngâm đã làm trước đó vào nồi, nêm với 1 muỗng cà phê muối.
Cho cá bào Nhật và nấm mối đã sơ chế vào nồi, khuấy đều, nấu tiếp 10 phút cho đến khi cá bào Nhật và nấm mối chín mềm, ngấm nước dùng.

Hoàn thành

  • Cho mì ramen ra dĩa, để riêng. Cho nước dùng cùng các topping như xương gà, xương heo vào tô lớn, đun nóng. Đặt thêm thịt xá xíu, trứng ngâm tương cùng một ít hành lá lên tô nhỏ, để riêng.
  • Vì đây là món mì nhúng, bạn cần nhúng mì vào nước dùng trước khi ăn, không cho mì vào nước dùng trước, như vậy sẽ làm món ăn mất đi hương vị gốc.
  • Bạn có thể ăn cùng các topping như thịt xá xíu, trứng ngâm tương, hành lá để tăng thêm vị ngon cho món ăn.
  • Bạn sẽ cảm nhận được vị đậm đà của nước dùng, thơm ngon của mì ramen, béo ngậy của thịt xá xíu, trứng ngâm tương, xương gà, xương heo. Món mì này không chỉ ngon miệng mà còn rất bổ dưỡng, giúp bạn bổ sung protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Vậy là món mì Tsukemen Ramen đúng chuẩn vị Nhật đã được hoàn thành rồi, thưởng thức ngay thôi.

Cách nấu Tori Paitan Ramen

Tori Paitan Ramen là một loại mì ramen tươi có nước dùng trắng sữa, được nấu từ xương gà và gà thịt. Nước dùng có vị béo ngậy, thơm nức và đậm đà. Bạn có thể thêm các loại rau củ, nấm và thịt gà để làm phong phú hơn cho món ăn. Cách nấu Tori Paitan Ramen cũng không quá khó, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Thịt gà 1 kg
  • Bột bánh mì 250g
  • Bột mì 250g
  • 5 muỗng rượu Mirin
  • 3 quả trứng gà
  • Nửa củ hành tây
  • Cà rốt 1/3 củ
  • 3 tép tỏi
  • 1 củ gừng
  • 2 nhánh hành boa rô
  • 3 nhánh lá
  • Baking soda 5g
  • Dầu ăn 3 muỗng canh
  • Nước tương 70ml
  • Tinh bột khoai tây 1 ít
  • Đường/Muối 1 ít

Sơ chế nguyên liệu

  • Hành tây khi mua về bạn bóc vỏ, rửa sạch lại với nước. Gừng gọt vỏ, rửa sạch, chia làm đôi, một nửa bạn để nguyên, nửa còn lại cắt thành các lát và mỏng.
  • Còn cà rốt, bạn gọt bỏ vỏ sau đó rửa với nước và để ráo. Tiếp đến, bóc vỏ 3 tép tỏi và rửa sạch nhánh hành boa rô, một nhánh để nguyên, nhánh còn lại bạn cắt khúc nhỏ.
  • Hành lá rửa sạch rễ, cắt nhỏ.

Sơ chế thịt xương gà

  • Lấy dao lốc phần thịt gà ra khỏi xương gà. Phần xương gà sẽ dùng để hầm lấy nước dùng, còn phần thịt gà sẽ dùng để làm thịt xá xíu. Rửa sạch xương và thịt gà. Dùng muối chà xát lên xương và thịt gà trong 5 - 10 phút để khử mùi tanh. Sau đó rửa lại với nước sạch và để ráo nước.
  • Chặt xương gà thành các miếng nhỏ vừa ăn. Dùng dao cắt thịt gà thành 2 miếng nhỏ hơn rồi cuốn thịt gà lại, dùng xiên que cố định thịt.

Làm trứng ngâm tương

  • Chuẩn bị một cái chén sạch, cho vào 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê nước tương và 1 muỗng cà phê nước lọc. Khuấy đều cho đến khi đường tan hoàn toàn.
  • Đun sôi một nồi nước lớn. Cho 2 quả trứng vào nồi và luộc ở lửa lớn trong 7 phút. 
  • Sau khi luộc xong, dùng muỗng vớt trứng ra và ngâm vào tô nước đá lạnh để dễ lột vỏ. Lột vỏ trứng và cho vào túi đựng thực phẩm (hoặc hộp đựng thực phẩm) kín khí. Đổ nước tương đã pha vào túi (hoặc hộp) và ngâm trứng trong khoảng 30 phút để thấm gia vị.
  • Sau khi ngâm xong, lấy trứng ra và dùng dao cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn.

Hầm xương gà

  • Cho 450ml nước vào nồi và đun sôi trên bếp. Khi nước sôi, cho xương gà đã rửa sạch vào nồi và hầm ở lửa vừa trong 30 phút.
  • Sau 30 phút, dùng vá vớt bọt ra khỏi nồi để nước dùng trong và ngon. Tiếp đến, cho nhánh hành boa rô, củ gừng, hành tây và tỏi đã sơ chế vào nồi. Đậy nắp lại và hầm tiếp 40 phút cho xương gà mềm và thấm gia vị.

Làm thịt xá xíu

  • Cho 3 muỗng canh dầu ăn vào chảo và đun nóng trên bếp. Cho thịt gà cuốn đã rửa sạch vào chảo và chiên ở lửa nhỏ cho đến khi thịt gà vàng đều 2 mặt.
  • Chuẩn bị một bát nhỏ, pha 500ml nước lọc, 2 muỗng cà phê nước tương, 2 muỗng rượu mirin và 2 muỗng cà phê đường. Khuấy đều cho đến khi đường tan hoàn toàn.
  • Đổ hỗn hợp nước tương đã pha vào chảo chứa thịt gà. Cho gừng và hành boa rô đã cắt nhỏ vào chảo và đun sôi ở lửa vừa trong 15 - 20 phút cho thịt gà ngấm gia vị và nước tương sánh lại.
  • Sau khi nấu xong, vớt thịt gà ra dĩa và cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn. 

Xay nhuyễn phần nước hầm xương gà

  • Múc khoảng 3 vá nước hầm xương gà vào máy xay sinh tố. Cho xương gà đã hầm vào máy xay và xay nhuyễn trong 1 phút. Cho phần xương gà vừa xay vào lại nồi hầm và đun sôi ở lửa vừa trong 5 phút.
  • Dùng rây lọc để lọc toàn bộ hỗn hợp nước hầm xương gà. Cho phần nước dùng vào một bình hoặc bát sạch và để nguội. Phần xương gà có thể để sang một bên hoặc bỏ đi.

Nấu nước tương và luộc mì

  • Cho 5 muỗng canh nước tương và 3 muỗng cà phê rượu mirin vào nồi và đun sôi ở lửa nhỏ trong 5 - 10 phút. Đây là nước tương dùng để nấu nước dùng cho mì ramen tươi.
  • Đun sôi một nồi nước lớn. Cho mì ramen đã làm sẵn vào nồi và luộc sơ qua trong 1 phút. Sau đó, vớt mì ra rây lọc và rảy nhẹ cho mì ráo nước.
  • Cho 3 muỗng canh nước tương đã pha vào tô. Thêm 2 vá nước hầm gà đã lọc vào tô và khuấy đều. Đây là nước dùng cho mì ramen.
  • Cho mì đã luộc vào tô chứa nước dùng. Sắp xếp vài lát thịt xá xíu lên trên mì. Rắc một ít hành lá cắt nhỏ lên trên để tăng mùi thơm. Nếu thích, bạn có thể thêm trứng ngâm tương và rong biển khô để làm đa dạng hương vị và màu sắc. Mì Tori Paitan Ramen đã hoàn thành và sẵn sàng để thưởng thức.

Cách nấu mì Ramen bò

Mì Ramen bò là một loại mì ramen tươi có nước dùng đỏ, được nấu từ xương bò và thịt bò. Nước dùng có vị ngọt, đậm đà và hơi cay. Bạn có thể thêm các loại rau củ, nấm và bánh phở để làm đa dạng hơn cho món ăn. Cách nấu mì Ramen bò cũng tương tự như cách nấu phở bò, bạn cần chuẩn bị những 

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 5 nhánh hành baro
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ khoai tây
  • Gừng 50g
  • Tỏi 50g
  • 1 ít ớt khô nguyên trái
  • Xương bò 1kg
  • Thịt bắp bò 1kg
  • 100g đường nâu
  • 200ml rượu Sake
  • 300ml nước tương đậm
  • 50ml rượu Mirin
  • 5 trứng gà luộc
  • 1 ít vừng
  • 5 lá rong biển
  • 250g mì sợi ramen tươi
  • Gia vị (muối, tiêu, dầu ăn)

Sơ chế nguyên liệu

  • Rửa sạch các loại rau củ, để ráo nước. Sau đó cắt lát 1 củ cà rốt, cắt khúc 3 hành baro mỗi khúc 3cm, cắt lát 1 củ khoai tây, cắt lát 40g gừng, đập dập 40g tỏi.
  • Những loại rau củ này sẽ được dùng để trang trí và nấu nước súp cho mì ramen, cho nên bạn cần chọn rau củ tươi ngon, cắt thái vừa miệng, không quá to hay quá nhỏ để đảm bảo khi nấu tất cả các thực phẩm được đều, đẹp mắt.    

Hầm xương bò nấu nước dùng

  • Dùng 1kg xương bò chần qua nước sôi trong 5 phút rồi vớt ra bỏ vào thau nước đá. 
  • Cho hành boaro, cà rốt, gừng, một ít ớt khô nguyên trái, tỏi đập dập, khoai tây cùng 4 lít nước và xương bò đã sơ chế vào nồi lớn. Đun sôi, sau đó giảm lửa và hầm từ 5 đến 7 tiếng cho đến khi nước dùng đậm đà, thơm lừng.

Làm thịt bò xá xíu

  • Thịt bắp bò, cắt mỏng thịt, sau đó cuộn tròn thịt lại. Dùng chỉ quấn xung quanh cuộn thịt để giữ cho thịt không bị bung. Rải muối và tiêu đều các mặt của cuộn thịt.
  • Áp chảo vàng đều các mặt của cuộn thịt vừa ướp với một ít dầu ăn để chống dính và tăng độ béo cho thịt. Cho cuộn thịt vừa áp chảo vào nước sôi nấu 10 phút. Sau đó vớt ra bỏ vào thau nước đá. Việc này sẽ giúp cho thịt bắp bò có được phần ngoài giòn và phần trong giữ được độ ẩm giúp thịt mềm và không bị khô khi ăn.

Nấu nước dùng ngâm thịt và trứng

  • Cho 200ml rượu Sake, 50ml rượu Mirin, 100g đường nâu, 10g tỏi, 10g gừng và 1 lít nước vào nồi lớn. Cho cuộn thịt vừa áp chảo vào nồi  đun sôi, sau đó giảm lửa và hầm trong 45 phút cho đến khi nước dùng đậm đà, màu vàng cánh gián.
  • Vớt cuộn thịt ra, để nguội, sau đó cắt lát mỏng 0,5cm và để riêng ra. Để nước dùng nguội, sau đó cho 5 quả trứng gà đã luộc và bóc vỏ vào hỗn hợp. Ngâm trong 30 phút cho đến khi trứng ngấm.

Pha nước dùng mì Ramen bò

  • Pha nước dùng mì ramen theo tỉ lệ 3:1, tức là 3 phần nước dùng và 1 phần nước thịt xá xíu. Nước cốt mì ramen sẽ làm tăng thêm vị ngon cho món mì. 

  • Cắt đôi hai khúc hành boaro còn lại, cắt dọc phần thân trắng, cắt mỏng thành các khoanh tròn phần thân xanh. Ngâm hai loại hành boaro vừa cắt với nước, điều này giúp cho hành sau khi cắt được nở đều cong và đẹp mắt, ngoài ra còn giúp giảm vị hăng của hành.

  • Cho 250g mì sợi ramen vào luộc sơ trong 5 phút với nước sôi và vớt ra để ráo. Mì ramen sẽ có độ dai vừa phải, không bị nát.

Trình bày và thưởng thức

Cho mì ramen tươi đã ráo vào tô, trứng ngâm ta cắt đôi, hai loại hành boaro được cắt ngang và cắt dọc, 5 lát rong biển, vài lát thịt bò xá xíu, cuối cùng là rắc vừng lên trên hai nửa quả trứng ngâm.

Xem thêm >>> Mì Ramen Nhật Bản: Hương Vị Truyền Thống và Cách Nấu Tại Nhà

Giá mì ramen tươi tại Todayfoods

Sản phẩm Giá
Mì Ramen Tươi Hikari 80G Lỗi giao diện: file 'snippets/shortcode-Đông.bwt' không được tìm thấy 13.000-15.000 vnđ
Mì Udon Tươi Sanuki {Katokichi} (5 Vắt) 1.250G 120.000-130.000 vnđ
Mì Ramen Tươi Sợi Thẳng {Shimadaya} (5 vắt * 200G) 1KG 120.000 - 125.000 vnđ

Trên đây là toàn bộ 3 công thức làm mì ramen tươi chuẩn vị người Nhật Bản. Hãy thử làm theo các bước đơn giản mà Todayfoods hướng dẫn. Todayfoods tin bạn sẽ làm được món mì ramen tuyệt vời cho bữa ăn gia đình. Chúc bạn và gia đình ăn ngon miệng!

Nội dung bài viết