Thực Đơn Ăn Dặm Truyền Thống Cho Bé 6 Tháng Tuổi
Nguyễn Chí Hiếu
Thứ Hai,
11/12/2023
Nội dung bài viết
Ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi là phương pháp cho bé ăn các loại thức ăn như cháo, súp, bột, rau củ nghiền… bằng thìa hoặc muỗng. Phương pháp này được nhiều bà mẹ Việt Nam áp dụng từ xưa đến nay và mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của bé. Bài viết này Todayfoods sẽ giới thiệu cho bạn về ăn dặm truyền thống là gì, lợi ích của nó, các điểm cần lưu ý khi cho bé ăn dặm truyền thống. Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé!
Ăn dặm truyền thống là gì?
Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm có từ xưa, được tổ tiên ta thường dùng để chăm sóc trẻ nhỏ. Cách nấu ăn là nghiền mịn các loại thức ăn và pha vào loại thức ăn chủ yếu, đầu tiên là với bột, sau đó là các loại thịt, cá, rau, củ để làm ra các món cháo và bột đa dạng.
Lợi thế của phương pháp ăn dặm truyền thống
- Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé từ 6 tháng tuổi cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thuộc 4 nhóm thực phẩm: Chất béo, chất bột đường, chất đạm, vitamin và khoáng chất cho mỗi bữa ăn của bé.
- Tuân theo các giai đoạn ăn dặm (từ sữa mẹ chuyển sang thức ăn lỏng, sau đó là thức ăn đặc) giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt, ngăn ngừa tình trạng bé biếng ăn và tránh gây quá tải cho dạ dày.
- Với đồ ăn được nghiền mịn, ăn dặm truyền thống cũng giúp hệ tiêu hóa của bé học hỏi và thích nghi với các loại thực phẩm mới. Việc chế biến món ăn của mẹ cũng rất tiết kiệm thời gian, thuận tiện và nhanh chóng.
Các điểm bậc cha mẹ cần lưu ý khi bắt đầu cho con ăn dặm truyền thống
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm truyền thống, bậc cha mẹ cần lưu ý các điểm sau để lên thực đơn con con ăn dặm kiểu truyền thống tốt nhất:
- Trẻ chỉ nên ăn dặm khi đã có đủ điều kiện sẵn sàng. Nếu ăn dặm quá sớm hệ tiêu hoá của trẻ sẽ gặp khó khăn, không hấp thu tốt chất dinh dưỡng, thậm chí còn có thể mắc bệnh. Ngược lại, nếu ăn dặm quá muộn trẻ sẽ thiếu chất dinh dưỡng cho sự phát triển của mình, từ đó làm trẻ lớn chậm và suy dinh dưỡng. Các chuyên gia khuyến nghị nên cho bé ăn dặm truyền thống từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Giai đoạn đầu, mẹ cho bé quen với thức ăn nên không cần ăn nhiều chất, số lượng nhiều ngay lập tức mà phải dần dần có thể tăng lên từng bước một. Ví dụ, từ loại thức ăn lỏng chuyển sang thức ăn dạng đặc, từ loại thức ăn mịn sang thức ăn thô và từ một nhóm thức ăn sang nhiều nhóm thức ăn.
- Đa dạng thực đơn với các nhóm thức ăn như nhóm tinh bột, nhóm béo, nhóm đạm, nhóm vitamin và chất khoáng cần thiết.
- Trong giai đoạn đầu này, ăn dặm chỉ là nguồn năng lượng bổ sung, nguồn năng lượng chủ yếu vẫn là từ sữa mẹ. Vì vậy, trẻ vẫn phải duy trì 400 - 500 ml sữa mỗi ngày.
Các chất dinh dưỡng cần có trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi
Thực đơn cho con ăn dặm kiểu truyền thống cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé như sau:
- Thịt bò, cá, trứng, phô mai, sữa và các loại đậu là những nguồn chất đạm tốt.
- Các loại ngũ cốc, khoai lang, mì ống, khoai tây và bánh mì là những thực phẩm giàu tinh bột.
- Rau xanh, củ và quả chín chứa nhiều vitamin.
- Hạt gạo nếp, gạo tẻ, hạt vừng, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ và đậu xanh là những thực phẩm có chứa chất béo.
- Đây là bốn nhóm chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng nhất. Ngoài ra, khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ cũng nên cho bé thêm:
- Đậu tây, đậu đen, đậu lăng và các loại rau màu xanh đậm là những nguồn chất sắt tốt.
- Mẹ có thể cho bé tắm nắng vào buổi sáng hoặc cho bé ăn các thực phẩm từ cá hồi để cung cấp vitamin D cho bé.
- Sữa mẹ là nguồn cung cấp DHA tốt nhất cho bé.
Các nguyên tắc khi xây dựng và chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Khi xây dựng và chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, bậc cha mẹ cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Số lượng bữa ăn dặm: 1-2 bữa/ngày. Khi bé khỏe mạnh hơn, mẹ có thể bổ sung cho bé bữa phụ bằng trái cây hoặc sữa chua.
- Số lượng bữa uống sữa bột hoặc sữa mẹ: 3-4 bữa/ngày và phụ thuộc vào nhu cầu của bé.
- Những thực phẩm cho bé ăn phải được xay nhuyễn hoặc mềm. Đầu tiên, cho bé thử bột ăn dặm có vị ngọt, sau đó khi bé quen rồi, mẹ chuyển sang bột ăn dặm có vị mặn.
- Không nên cho bé ăn các loại gia vị của người lớn trong bữa ăn dặm.
- Cho bé ăn dặm theo thứ tự: Từ ngũ cốc (như cháo trắng), đến rau củ, quả (như: khoai lang, cà rốt, bí đỏ, chuối, bơ…), rồi đến thịt heo, thịt gà nạc.
- Mẹ cần cẩn thận không cho bé ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng, như mật ong, đậu phộng,…
Cách nấu và kết hợp các món ăn cho bé từ 6 tháng tuổi
Sau đây là một số cách nấu và kết hợp các món ăn cho bé từ 6 tháng tuổi, bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Cháo mịn nấu với củ cà rốt đơn giản
Cháo loãng với rau củ nghiền là một món ăn dặm truyền thống dễ làm, dễ ăn, giàu dinh dưỡng, phù hợp cho bé từ 6 tháng tuổi. Cách làm như sau:
- Nguyên liệu: Cháo trắng, cà rốt.
Cách nấu:
- Trước tiên, mẹ nấu cháo trắng với tỉ lệ 1:10 gạo/nước. Sau đó, lọc qua lưới để được nước cháo mịn và lấy nước cất. Cà rốt bóc vỏ và rửa sạch. Cho luộc hoặc hấp cho chín mềm, rồi vớt ra xay hoặc nghiền nhỏ.
- Khi cho bé ăn dặm, mẹ lấy 2 thìa cháo nhuyễn và 2 thìa cà rốt nhuyễn trộn đều với nhau.
Súp khoai tây với sữa bổ sung dinh dưỡng
- Nguyên liệu bao gồm: 60ml sữa mẹ/ sữa công thức, nửa củ khoai tây.
Cách nấu:
- Bóc vỏ khoai tây, rửa sạch và cắt nhỏ. Cho vào nồi luộc hoặc có thể hấp cho chín mềm. Tiếp theo, cho sữa vào nồi cùng khoai tây và nấu cho đến khi khoai mềm. Sau cùng, xay hoặc lọc hỗn hợp để được chất lỏng mịn.
Bơ trộn sữa thanh mát dễ làm
- Nguyên liệu bao gồm: nửa quả bơ chín, 50 - 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Cách nấu:
- Bóc vỏ bơ chín, cắt lát và nghiền nhuyễn.
- Sau đó, trộn sữa với bơ đã nghiền cho đều.
Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng tuổi
Sau đây là một số gợi ý thực đơn đồ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, bạn có thể tham khảo và thay đổi theo sở thích và nhu cầu của bé:
- Thực đơn thứ 2: Cháo bí đỏ, sửa.
- Thực đơn thứ 3: Cháo trứng, cà chua.
- Thực đơn thứ 4: Cháo bắp cải, đậu xanh.
- Thực đơn thứ 5: Khoai lang với cải thìa.
- Thực đơn thứ 6: Cháo mịn bông cải và cà rốt.
- Thực đơn thức 7: Súp khoai tây sữa, đậu.
- Chủ nhật: Cháo cải xoăn và bí đỏ.
Tham khảo thêm >>> CÁCH NẤU NƯỚC DASHI CHO BÉ TĂNG CÂN
Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của bé, như cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, giúp bé làm quen với nhiều loại thức ăn. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn và bé yêu của bạn. Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh.